Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

ba nhà báo cùng tên NGUYỄN ĐỨC NHUẬN / bài: thanh việt thanh .

ba nhà báo, nhà văn  saigon lừng lẫy cùng mang tên   nguyễn đức nhuận *
                       bài : thanh việt thanh

----------------- .. đầu thế kỷ XX ở Sài Gòn, có ba vị trùng tên,  lót, họ , lại đều là  nhà văn,  báo,   lẫy  lừng   :
 -  Nguyễn Đức Nhuận chủ nhiệm báo Phụ Nữ tân văn,
 - Nguyễn Đức Nhuận bút danh Phú  Đức, viết truyện võ hiệp đăng trên báo Sài Thành...
 --Nguyễn Đức Nhuận -Bút Trà ,   chủ nhiệm báo Sài Gòn Mới ....

Phụ Nữ tân văn  ra   tờ báo xuân đầu tiên  trong lịch sử báo chí , và đăng bài thơ  Tình già  / Phan Khôi ,   mở đầu cho Phong tràoTHƠ MỚI  ở Việtnam, và Nguyễn thị Manh Manh là người cổ ...

- sách Thư tịch báo chí Việtnam ( Nxb Chính Tri Quốc gia xb)  viết:
"... báo Phụ Nữ Tân Văn .. bị đình bản bởi quyết định của toàn quyền Varenne  ....   sau Cách Mạng tháng 8  đổi măng sết thành    Sài Gon Mới ???  ( tr. 351) --------------




 N hững thập  niên  đầu của thế kỷ XX, ở Sài Gòn có 3 người cùng tên, cùng họ, cùng cả chữ lót ; gần như xuất hiện cùng  lúc trên văn đàn, báo chí miền Nam , với tiếng tăm một thời lừng lẫy.   Đó là các ông :
                     
                                 1 .-  NGUYỄN ĐỨC NHUẬN
                                   chủ nhiệm BÁO PHỤ NỮ TÂN VĂN

Ô ng Nguyễn Đức Nhuận  sinh năm 1900 ở Trà Vinh , phu nhân, bà Cao Thị Khanh đứng tên chủ bút,  cũng sinh năm 1900 tại Gò Công.  Qua chủ trương bất vụ lợi,  đúng đắn của ông bà  Nguyễn Đức Nhuận, báo Phụ Nữ tân văn ( PNTV)  nhanh chóng  thu được cảm tình người đọc, với câu thơ neu rõ mục đích in trên báo :

                                        Phấn son tô điềm sơn hà,
                                        làm cho rõ mặt đàn bà  nước Nam " 

N gay từ số 3 , ông bà Nhuận đã có cử chỉ hào hiệp là trích 15% của báo để cấp học bổng cho 2  sinh viên Lê HaiNguyễn văn Hiếu sang Pháp du học,  đồng thời kêu gôi gây quỹ.  ' Đồng xu học sinh nghèo'  để hàng tháng  gởi giúp 2 sinh viên ấy.   Tiếp đó, năm 1932, bà  Nhuận cùng một số chị em cùng chí hướng đứng ra thành lập
Hội Dục Anh chăm sóc trẻ em con nhà nghèo.   Cũng trong năm đó,  PNTV  xây dựng thành công  Nữ lưu học hội quy tụ nhiều  chị em tham gia học hỏi về nữ công gia chánh.    Báo cũng đứng ra tổ chức người thất nghiệp, anh chị em công nhân có đồng lương thấp.

Đ ặc biệt hơn, PNTV là nơi dấy lên   phong trào thơ mới, sau bài Một lối thơ mới trinh chính giữa làng thơ, trong đó có bài Tình già của Phan Khôi làm xôn xao dư luận, đồng thời nổ ra nhiều cuộc tranh luận, bút chiến kéo dài mà Nguyễn thị Manh Manh là người  cỗ  vũ thơ mới tích cực nhất  trên  diễn đàn  Hội Khuyến học Sài Gòn và trên báo PNTV  trong nhiều năm.

PNTV cũng là tờ báo ra số xuân đầu tiên vào năm 1930, mở đầu  cho báo giới hàng năm ra báo  xuân.    Tuy có đời sống ngắn ngủi, chỉ khoảng 5  năm,  nhưng PNTV là tờ báo khá hoàn chỉnh về mọi mặt : tư tưởng,  chính trị, văn  hóa, xã hội... tới nay vẫn còn được nghiên cứu, đánh giá.
  Nhà văn Thiếu Sơn đã nhận xét về  bào PNTV trong một bài  viết :

"...  tờ PNTV, một tờ tuần báo phụ nữ, nhưng đã phản ánh được một thời đại quan trọng của lịch sử nước nhà; PNTV là một nhân chứng trung thực trong suốt 6 năm  là những năm có nhiều biến cố ... Nhưng có một biến cố mà tở PNTV không ghi được là cái chết của người khai sinh ra nó để phục vụ cho xã hội.

Tôi biết kẻ quá cố là một người hào phóng hiếu hữu, hay làm nghĩa và hay giúp đỡ mọi người.   Có những người ông không quen biết, ông thấy cần giúp là ông giúp đỡ.

PNTV trong thời kỳ thực dân toàn thịnh, mà dám đề cao những anh hùng liệt sĩ bị thọ án tử hình ở Yên Bái, dám lên án những vụ oanh tạc cố ý tiêu diệt cả làng Cổ Am, dám công khai ủng hộ những nhà chí sĩ ái quốc, dám đăng tải những bài chống chính sách  thực  dân, dám tiếp đón những cây bút chống công thức ...

Phan Khôi, Đào Trinh Nhất và biết bao nhà văn khác đã do sự cộng tác với PNTV mà đã nổi tiếng.    Một chánh phạm bị lưu đày ở Côn Đảo ma giữ lại tên tuổi cho
tới ngày nay.   Tôi muốn nói B.Đ ( tức Bửu Đình) , tác giả những bộ tiểu thuyết Mảnh trăng thu,  Cậu Tám Lọ  v.v....

Cả tới nhà  văn Hồ Biểu Chánh   tuy  đã được độc giả lưu ý, nhưng chỉ sau khi có tiểu thuyết đăng trong PNTV, người ta mới thực sự chú ý tới ông .

Trường hợp Phan Khôi  cũng vậy, ông đã viết nhiều trên tạp chí Nam  Phong.  Ông đã viết cho  Đông pháp thời báo, nhưng người ta chỉ đặc biệt chú ý tới ông ở Phụ Nữ tân văn ... "
(....)  
  PNTV có thể tự hào  là đã góp phần giác ngộ cho đồng bào thấy rõ số phận của mình mà kiên định lập trường dân tộc cách mạng ..." 

  ( trích  NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN AN NINH  /  PHƯƠNG-LAN-BÙI-THẾ-MỸ,
      tác giả tự xuất bản, Sài Gòn 1972   -   tr. 125, 26, 27  ). 

C ó điều lấy làm tiếc  là năm 1932, khi báo PNTV tổ chức Hội chợ Phụ nữ từ thiện để gây quỹ cho Hội Dục Anh, thì bị 2 tờ báo cạnh  tranh ,  viết báo đả kích, tố cáo  chủ bút Cao  Thị Khanh ( tức bà Nguyễn  Đức  Nhuận )   đã tư túi riêng về khoản tiền thu được từ hội chợ, PNTV buộc phải lên tiếng bút chiến kéo dài cả mấy năm, đưa nhau ra tòa án.   Cuối cùng, tòa xử PNTV trắng án,  nhưng phần vì PNTV bị đình bản; phần nữa gặp lúc kinh tế khủng hoảng ' làm  cho  tiêu tan sự nghiệp mấy chục muôn ..' ( MAI, số 20, ngày 22 /1 / 1938) - từ  cửa hàng tơ lụa đồ sộ ở đường Catinat , ông bà  Nhuận  đưa nhau sang Pháp sinh sống, cho tới 1962, bà Cao Thị Khanh, ông Nguyễn Đức Nhuận trở về Việtnam và chết tại Sài Gòn ngày 5/ 6/ 1968.

                                   2.- NGUYỄN ĐỨC NHUẬN,
                                           nhà văn  PHÚ ĐỨC

Ô ng Nguyễn Đức Nhuận , bút danh Phú Đức, sinh năm 1901 tại Hòa Bình,  tỉnh Gia Định ( nay quận Bình Thạnh,  tp HCM  )  , tốt nghiệp trường Sư Phạm, dạy học một thời gian  , rồi bỏ nghề, chuyển sang cộng tác với các báo : Trung Lập,  Công Luận,. Đuốc Nhà Nam, Sài Thành ... Ông cho đăng nhiều bộ tiểu thuyết  võ hiệp kỳ tình, phiêu lưu mạo hiểm dưới dạng feuilleton  trên nhiều báo , sau đó in thành
sách, rất được bạn đọc thời đó ái mộ như: ' Châu về Hiệp phố`' ( 1926), ' Tiểu anh hùngVõ Kiết ( 1929),' Non tình biển bạc ( 1930),' Tình trường huyết lệ' ( 1930),'
' Một thanh bảo kiếm' ( 1930),' Căn nhà bí mật' ( 1931),' Tổng đốc Hồ Cường'
 ( 1931) v.v...

N hững năm về già  ông nghỉ viết tiểu thuyết, để chủ trương nhật báo Dân Thanh, tuần san Điện báo ..

Văn chương ông bình dị, ngôn từ  trong sáng, thích hợp giới bình dân, đại chúng. Những báo có đăng tiểu thuyết của ông đều bán rất chạy.    Ông mất tại Gia Định ( Sài Gòn ) ngày 4 /3/ 1970.

 Một bạn đồng nghiệp cùng tên , cùng , tên lót, tên họ với ông là ông Nguyễn Đức Nhuận,  bút danh Bút Trà, có bài  thơ khóc ông , như sau :

                                  Cùng  họ cùng tên lại một nghề
                                  Cùng trong tòa soạn thuở nào hê
                                  Bốn mươi năm trước còn ghi dấu
                                  Bảy chục xuân nay đã vội về
                                  Vắng bạn văn đàn trông thấy thiếu
                                  Có mình thế giới tưởng như nê
                                  'Lửa lòng', Hiệp phố', lần tay giở
                                  Sách đó, người đâu ? Xiết não nề !

                                NGUYỄN ĐỨC NHUẬN bút danh BÚT T

        
                                              3.- NGUYỄN ĐỨC NHUẬN
                                                   bút danh  BÚT TRÀ,
                                                   chủ nhiệm báo SÀI GÒN MỚI

Trong tờ báo xuân năm 1999, khi bàn vế câu thơ : " Phấn son tô điểm sơn hà  " in trên bìa báo Phụ Nữ tân văn , một tác giả má chúng tôi đã mến mộ,  đã không biết ở Sài Gòn vào những năm  1920, 1930 , thế kỷ XX,  có 3 đến ba vị mang cùng tên, tên lót, cùng họ là NGUYỄN ĐỨC NHUẬN .  Chắc  chắn có người  cho là chuyện ' rất lạ' , cứ tưởng chỉ có một chủ bút Nguyễn Đức Nhuận thôi, nên đã sai lầm, hạ bút:

'  ... bỉnh bút báo Phụ Nữ tân văn  là bà Bút Trà, vừa biên tập, vừa chăm sóc
' bếp núc'  và trị sự.   Bà Bút Trà lấy tên chồng, một nhà báo nổi tiếng: ông Nguyễn Đức Nhuận ."

C àng sai lầm trầm trọng hơn nữa, khi ông viết  tiếp:
"...mãi sau  này , khi dân tộc ta làm nên cuộc  cách ạmng  Tháng Tám ở thành phố Sài Gòn, báo chí trở thành trận địa sôi nổi, Phụ Nữ tân văn  đổi măng-sết  trở thành tờ báo  thông tin nặng phần thương mại, nhưng vẫn cố giữ lành mạnh và có số ấn bản cao trong các tờ báo hàng ngày như Sài Gòn Mới .."

B áo Phụ Nữ tân văn của ông Nguyễn Đức Nhuận (  1900-1968)  có vợ là bà Cao Thị Khanh  không dính dáng gì với ông bà   Bút Trà - Nguyễn Đức Nhuận  ở báo
Sài Gòn Mới cả.  

Tác giả bài báo " Phấn son tôi điểm sơn hà" ... quả là thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu, viết lách :

  "  Báo Phụ Nữ tân văn sau số 271 đề ngày 20 / 12 /1934, tự đình bản 3 tháng, để củng cố ban biên tập, rồi ra tiếp  2 số : 272, 273 trong tháng 4 năm 1935. ( PGS -PTS Tô Huy Rứa  chủ biên ,' Thư tịch báo chí Việtnam ' / Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 351) thì nghỉ  hẳn bởi quyết định đình bản của toàn quyền Varenne, không hề có chuyện" sau Cách mạng   tháng tám. đổi măng -sết thành Sài Gòn Mới ". 

 Để  cho lịch sử báo chí được xác định, chúng tôi nghĩ cải  chính này là cần thiết và hy vọng sẽ không làm phiền lỏng tác giả bài báo nói trên.

Ô ng Nguyễn Đức Nhuận , bút danh Bút Trà , sinh năm 1900 tại làng Phổ An , huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.  Xuất thân là một thầy lang, vào Sài Gòn chen chân vô làng báo , lấy bút danh Bút Trà , cộng tác với  báo Lục tỉnh tân văn ( 1921), Đông  Pháp thời báo ( 1923),  Công luận ( 1925) ...

 Từ năm 1929, ông Bút Trà đứng ra chủ trương nhật báo Sài Thành, đến năm 1931 đổi tên là Sài Gòn chó tới 1945.  Sau cách mạng Tháng Tám, năm 1946, ông cho ra tờ Sài gòn Mới cho đến năm 1974, tự đình bản cùng nhiều tờ báo khác, theo sắc luật 007... , buộc chủ báo phải ký quỹ 20 triệu đống đối với báo ngày và  10 triệu đồng đối với báo tuấn .

Ông Bút- Trà -Nguyễn- Đức- Nhuận  còn là một nhà thơ .  Ông có tập thơ Tâm sự nghìn thu và mất  năm 1987 tại  tp, HCM.

Bút -Trà-Nguyễn -Đức -Nhuận , nhũ danh Tô Thị Thân, sinh nắm 1903 tại Long An ( Tân An)  mất năm 1978 tại Sài Gòn.  Trước khi về với ông Bút Trà, bà có một đời chồng và một con riêng, tên Trần Kim Anh, sau là chủ nhiệm báo Phụ nữ diễn đàn.  bà sinh cho ông Bút Trà một trai, tên   Nguyễn Đức Khiết, sau là chủ nhiệm báo
Phụ nữ ngày mai, và một gái tên Nguyễn Kim Châu, phụ việc tại tòa báo
Sài gòn Mới, đồng thời là chủ rạp  chiếu bóng Kim Châu 

Nhìn chung, gia đình ông bà  Bút-Trà-Nguyễn -Đức- Nhuận đều làm báo, kinh doanh nghề báo, tương đối lâu nhất ở Sài Gòn, so với một số chủ báo khác .
          []

          THANH VIỆT THANH
           (  s. 19.?.  - ch. 2001, tp HCM)
------
* tựa bài của tác giả :  BA NHÀ BÁO CÙNG TÊN  NGUYỄN ĐỨC NHUẬN.

nguồnbáo VĂN NGHỆ  TP. HCM,  trang 14, không nhớ ngày, tháng, năm )

Tài liệu tham khảo:

-   NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN AN NINH / LAN-PHƯƠNG - BÙI-THẾ-MỸ-
   tác giả tự xuất bản,  Sài Gòn, 1972.
-  TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ /  NGUYỄN Q. THẮNG + NGUYỄN BÁ THẾ -
    Nxb Khoa học xã Hội, Hà Nội 1992.
-  THƯ TỊCH BÁO CHÍ VIỆTNAM /  PGS - PTS TÔ HUY RỨA-
   Nxb Chính  Trị Quốc gia, Hà Nội 1999.
báo MAI
 số 20, ngày 22 /1/ 1938, và một số bào : Bách khoa, báo PNTV .
   (  chú thích :Thanh Việt Thanh ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét